Với giá trị hàng chục nghìn tỷ đồng Dự án cầu Cát Lái chính thức được "chốt" phương án triển khai xây dựng, hứa hẹn giải quyết bài toán "điểm nghẽn" giao thông và mở ra cơ hội phát triển mới cho Nhơn Trạch nói riêng và vùng Đông Nam Bộ.
Thống nhất phương án xây dựng cầu
Sau thời gian nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng các phương án, UBND tỉnh Đồng Nai đã thống nhất lựa chọn phương án xây dựng cầu Cát Lái theo hình thức hợp đồng BOT, đối tác công tư (PPP), thay cho phà Cát Lái – tuyến giao thông huyết mạch kết nối TP.Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Quyết định này được thống nhất đưa ra sau quá trình so sánh kỹ lưỡng các phương án xây dựng hầm dìm và hầm khoan vượt sông, cầu với ưu thế nghiêng về tính khả thi của công trình, chi phí xây dựng hợp lý và giảm thiểu phần tác động đến hạ tầng giao thông hiện tại.

Thông tin cụ thể về dự án đã được Sở Xây dựng Đồng Nai trình lên vào ngày 11/4, đã đánh dấu một bước đi quan trọng trong việc hiện thực hóa công trình hạ tầng giao thông được mong chờ này. Theo kế hoạch được phê duyệt, cầu Cát Lái có tổng chiều dài lên đến 11,37km, bao gồm cả đường dẫn hai đầu cầu. Riêng phần cầu chính vượt qua sông có chiều dài hơn 3km, được thiết kế với phương án tĩnh không thông thuyền đạt 55m, đảm bảo việc lưu thông qua lại thuận lợi cho các phương tiện đường thủy cỡ lớn. Cầu Cát Lái được xây dựng theo tiêu chuẩn trục chính tại đô thị, cho phép các phương tiện lưu thông trên cầu với vận tốc thiết kế lên tới 80km/h, mặt cắt ngang cầu rộng rãi gồm 6 làn cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp.

Điểm đầu cầu Cát Lái nằm trên đường Nguyễn Thị Định (TP. Thủ Đức), cách nút giao thông Mỹ Thủy khoảng 400m, điểm cuối sẽ trực tiếp kết nối vào cao tốc Bến Lức – Long Thành tại Km33+500, thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Với vị trí kết nối này được các nhà chuyên môn đánh giá là chiến lược, giúp việc tăng cường liên kết vùng và giảm tải rất nhiều cho các tuyến đường hiện hữu.

Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, CĐT và đơn vị đã tiến hành nghiên cứu các PA hầm vượt sông, bao gồm cả hầm khoan và hầm dìm. Tuy nhiên, kết thúc quá trình phân tích về mặt kỹ thuật,những yếu tố thực tiễn và chi phí đầu tư , phương án xây cầu Cát Lát đã được ưu tiên lựa chọn. Các chuyên gia cho rằng, việc xây cầu có khả thi cao hơn, chi phí xây dựng thấp và ít gây ảnh hưởng đến tuyến đường hiện hữu. Ngoài ra, PA xây dựng cầu được đánh giá là hạn chế rất nhiều chi phí phát sinh liên quan đến việc giải phóng mặt bằng.
"Siêu cầu" Cát Lái với chi phí hơn 19.000 tỷ
Tổng mức đầu tư xây dựng dự kiến cho việc xây dựng dự án "siêu cầu" Cát Lái lên tới 19.391 tỷ đồng. Để hiệu quả dự án tốt nhất, dự án được đề xuất chia thành 4 thành phần độc lập. Chi phí GPMB phía TP.Hồ Chí Minh ước tính lên khoảng 3.611 tỷ đồng, và phía tỉnh ĐN là 2.967 tỷ đồng. Kinh phí phần xây dựng cầu Cát Lái chính được dự kiến là 9.034 tỷ đồng. Còn lại, khoảng 3.779 tỷ, được dành cho xây dựng tuyến đường nối từ sau trạm thu phí đi đến điểm cuối của dự án. Vốn đầu tư công cho công tác GPMB và xây dựng tuyến nối được sở Xây Dựng đề xuất là 10.357 tỷ đồng. Đoạn tuyến từ đầu DA đến trạm thu phí, với kinh phí khoảng 9.034 tỷ đồng, sẽ được đề xuất đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, PPP.

Việc "chốt" PA xây dựng cầu Cát Lái không đơn thuần chỉ mang lại hy vọng giải quyết triệt để tình trạng “ùn tắc” giao thông nhiều năm qua tại khu vực Cát Lái, mà còn mở ra một trục giao thông kết nối chiến lược, kết nối mạnh mẽ vùng ĐNB. Chưa dừng lại, sự kết nối trực tiếp giữa Đồng Nai - TP.HCM hai tỉnh, thành phố luôn luôn nằm trong top đầu kinh tế của cả nước – được kỳ vọng sẽ tạo động lực tăng trưởng phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ. Dự án cũng được xem là cú hích quan trọng, thúc đẩy quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa tại khu vực huyện Nhơn Trạch, nơi đang được định hướng trở thành một đô thị vệ tinh năng động và hiện đại trong chiến lược phát triển kinh tế vùng TP.HCM.
Tham khảo thông tin chi tiết dự án Fiato Airport City TẠI ĐÂY.