Theo Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh, buổi gặp giữa ba tỉnh thành là một bước khởi đầu cực kì quan trọng cho hành trình xây dựng TP.Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới, hướng tới việc hình thành một siêu đô thị có tầm quốc tế.
Xây dựng TP.HCM "mới"
Ngày 14/5 vừa qua, tại Khu phức hợp The Grand Hồ Tràm, Xuyên Mộc - BR-VT, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương,Thành ủy TP.Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu đã tổ chức Hội nghị đánh giá công tác triển khai, phối hợp và tiến độ thực hiện đề án sắp xếp sáp nhập tỉnh của 3 địa phương đồng thời triển khai một số nhiệm vụ thời gian tới. Tại buổi làm việc chung, ông Nguyễn Thanh Nghị, UV Trung ương Đảng, PBT Thường trực TP.Hồ Chí Minh cho biết, thời điểm hiện tại , ba địa phương đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng đề án sắp xếp đơn vị cấp xã.

Hiện đã trình lên BTV(Ban Thường Vụ), BCH Đảng bộ để xem xét, tổ chức lấy ý kiến theo đúng quy định trước khi trình HĐND tỉnh, thành phố quyết nghị. Đồng thời hoàn thiện và gửi trình lên Chính phủ đúng thời hạn đề ra, đảm bảo tiến độ yêu cầu. Sau sáp nhập, tổng số ĐVHC (đơn vị hành chính) cấp xã của TP.Hồ Chí Minh mới sẽ là 168 (113 phường, 54 xã và 1 đặc khu), giảm đi 61,9% so với 441 ĐVHC cấp xã ban đầu. Về tên xã mới, ba tỉnh thành thống nhất không đặt trùng tên trong phạm vi toàn TPM (thành phố mới), để thuận tiện cho việc quản lý cũng như quá trình sử dụng dữ liệu, dân cư, đất đai.

Sẽ ưu tiên lựa chọn các tên gọi tiêu biểu, gắn với địa danh lịch sử, vùng đất đã khắc sâu vào tình cảm và tâm thức của người dân. Đơn cử như TP.HCM dự kiến sẽ thành lập các phường mang tên Chợ Lớn, Sài Gòn, Gia Định. Tại BD các địa phương được đặt tên là Thủ Dầu Một, phường Bình Dương, Thuận An, Dĩ An. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, sẽ có các địa danh như phường Vũng Tàu, Phú Mỹ, Bà Rịa, xã Đất Đỏ. Đặc biệt, Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh dự kiến sẽ đưa vào đề án BC (báo cáo) cấp có thẩm quyền xem xét, để điều chỉnh ranh giới HC để toàn bộ diện tích ĐHQG TP.Hồ Chí Minh sẽ thuộc phạm vi 1 xã mới để tiện quản lý.

Toàn cảnh hội nghị gặp gỡ giữa ba địa phương diễn ra tại Bà Rịa - Vũng Tàu.(Ảnh: Báo Xây Dựng)
Ưu tiên quan trọng là giảm thiểu tác động và tạo điều kiện và đến đội ngũ cán bộ công viên chức yên tâm công tác, giữ lại nguồn nhân lực (CLC) chất lượng cao để bồi dưỡng, tạo điều kiện phát huy hết năng lực sau sắp xếp. Thời gian tới, ba tỉnh thành sẽ tiếp tục hoàn thiện dự thảo thành lập Đảng bộ TP.Hồ Chí Minh để trình BCĐ và cấp có thẩm quyền. Bên cạnh đó, hoàn tất dự thảo đề án kết thúc hoạt động của các cấp xã - huyện cũ để thành lập đảng bộ xã mới. Chuẩn bị PA nhân sự cấp phường - xã cũng đang được triển khai.
Xây dựng "siêu đô thị mới"
Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Nên, UV BCT, Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh nhấn mạnh lần đầu tiên BTV Thành ủy TP.HCM, và Tỉnh ủy Bình Dương và Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu cùng trao đổi, gặp gỡ và thảo luận về nhiều nội dung quan trọng. Ông Nên cho răng, đây là bước khởi đầu rất quan trọng cho hành trình xây dựng TP.Hồ Chí Minh trong GĐ phát triển mới, hướng tới hình thành một siêu đô thị tầm quốc tế, trở thành nơi tăng trưởng mạnh mẽ không chỉ của vùng ĐNB, vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam mà đây còn là niềm hy vọng của cả nước.

Ông Nên cho biết, thử thách lớn nhất ở đây đối với 3 BTV hiện nay là đưa nghị quyết đi vào cuộc sống hiệu quả, kịp thời. Chính lẽ đó, cần bố trí, lựa chọn nhân sự đủ sức gánh vác trọng trách mới, đủ chuẩn, bảo đảm bộ máy hoạt động thông suốt, trơn tru, đồng đều, minh bạch, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ trong điều kiện mới, tình hình mới. Đồng thời, giải quyết chính sách đối với từng công chức, viên chức, nhóm cán bộ, từng trường hợp mọi người an tâm tiếp tục cống hiến, người không tiếp tục gắn bó cũng sẽ nhận được sự quan tâm.

Theo đề án, sẽ có thêm 2 cơ sở hành chính - chính trị tại tỉnh Bình Dương và tỉnh BR - VT bên canh trụ sở chính tại TP.HCM để ổn định bộ máy hành chính thời kỳ đầu sau sắp xếp. Sau đó, thành phố sẽ đề xuất các phương án phù hợp. Lãnh đạo ba tỉnh thành cũng đã có buổi làm việc với BGĐ The Grand Ho Tram. Theo BC của đại diện của lãnh đạo Công ty TNHH (Trách nhiệm hữu hạn) dự án Hồ Tràm, hơn 12 năm có mặt tại Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, KDL Hồ Tràm đã thu hút đông đảo du khách quốc tế và trong nước đến nghỉ dưỡng, tham quan đóng góp nguồn ngân sách lớn Nhà nước.

Đến nay, công ty TNHH Hồ Tràm tự hào là đơn vị cung cấp các dịch vụ du lịch chất lượng, đẳng cấp, tạo công việc ổn định cho khoảng 2.000 lao động tại địa phương. Tại buổi trao đổi làm việc, ông Nên cho biết sắp tới sẽ sáp nhập ba tỉnh thành rồi xây dựng thành TP.Hồ Chí Minh mới. Đây là điều kiện cực kì thuận lợi để địa phương phát huy hết lợi thế, tiềm năng trong việc phát triển du lịch - dịch vụ một cách xứng tầm. Với những tiềm năng cực kì to lớn từ dự án Hồ Tràm, trong thời gian tới, địa phương sẽ báo cáo với BCT(Bộ Chính Trị), Chính phủ tháo gỡ những khó khăn về hệ thống hạ tầng giao thông sân bay, cao tốc, các dịch vụ khác để đưa KDL Hồ Tràm trở thành 1 KĐT du lịch biển xứng tầm quốc gia và quốc tế.