Trung ương bố trí 7.800 tỷ đồng để Bình Dương làm đường vành đai 3 TP.HCM

Nguồn vốn ngân sách trung ương và địa phương đã được cân đối để sẵn sàng thúc đẩy dự án vành đai 3 kết nối vùng Đông Nam Bộ quan trọng này.

Đo đạc cắm cọc giải phóng mặt bằng tại vị trí dự kiến xây cầu Bình Gởi vượt sông Sài Gòn (nối TP.HCM - Bình Dương) thuộc dự án vành đai 3, đoạn qua thành phố Thuận An
Đo đạc cắm cọc giải phóng mặt bằng tại vị trí dự kiến xây cầu Bình Gởi vượt sông Sài Gòn (nối TP.HCM - Bình Dương) thuộc dự án vành đai 3, đoạn qua thành phố Thuận An.

Ngày 14-11, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương cho biết Thủ tướng Chính phủ vừa bổ sung, giao và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025. Trong đó giao thêm cho Bình Dương hơn 3.541 tỷ đồng để thực hiện dự án vành đai 3 TP.HCM qua địa bàn tỉnh.

Tổng cộng tới nay vốn ngân sách trung ương đã giao cho Bình Dương để thực hiện dự án vành đai 3 là hơn 7.807 tỷ đồng, trong đó hơn 5.361 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng và 2.446 tỉ đồng để xây dựng đường. 

Công tác cắm cọc giải phóng mặt bằng để xác định ranh thu hồi đất đang được thực hiện khẩn trương, dự kiến xong toàn bộ vào cuối tháng 10/2022.
Công tác cắm cọc giải phóng mặt bằng để xác định ranh thu hồi đất đang được thực hiện khẩn trương, dự kiến xong toàn bộ vào cuối tháng 10/2022.

Nguồn vốn giao cho Bình Dương để xây dựng bao gồm hai cây cầu nối TP.HCM - Bình Dương thuộc dự án là: nút giao Tân Vạn (giao giữa xa lộ Hà Nội và vành đai 3) và cầu Bình Gởi (vượt sông Sài Gòn).

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương (chủ đầu tư) cho biết dự án vành đai 3 TP.HCM qua địa bàn tỉnh có tổng mức đầu tư là 19.280 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương và vốn của tỉnh mỗi bên chịu một nửa.

Vừa qua UBND tỉnh Bình Dương đã trình và được Hội Đồng Nhân Dân tỉnh thông qua điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn. Trong đó ngân sách của tỉnh sẽ bố trí 3.000 tỷ đồng giai đoạn 2021-2025 để giải phóng mặt bằng cho vành đai 3 TP.HCM.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương cho biết do tính chất quan trọng của dự án vành đai 3 TP.HCM là dự án kết nối vùng Đông Nam Bộ (qua bốn tỉnh thành: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An) nên thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh Bình Dương có cam kết sẽ bố trí ngân sách đủ 50% tổng mức đầu tư dự án qua địa bàn tỉnh. 

Điểm khoan địa chất tại đoạn giao dự án vành đai 3 TP.HCM và quốc lộ 13 thuộc thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương có mũi khoan phải thực hiện trong 2 ngày liên tiếp vì mũi khoan quá sâu.
Điểm khoan địa chất tại đoạn giao dự án vành đai 3 TP.HCM và quốc lộ 13 thuộc thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương có mũi khoan phải thực hiện trong 2 ngày liên tiếp vì mũi khoan quá sâu.
Người dân hỗ trợ cho máy móc vào đất của mình khoan thăm dò địa chất trong khi chờ các thủ tục bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất được thực hiện. Trong ảnh: một điểm khoan thuộc dự án vành đai 3 giao với xa lộ Hà Nội, phường Bình Thắng, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Người dân hỗ trợ cho máy móc vào đất của mình khoan thăm dò địa chất trong khi chờ các thủ tục bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất được thực hiện. Trong ảnh: một điểm khoan thuộc dự án vành đai 3 giao với xa lộ Hà Nội, phường Bình Thắng, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Các mẫu địa chất sẽ được đánh số và gửi đi thí nghiệm để đánh giá.
Các mẫu địa chất sẽ được đánh số và gửi đi thí nghiệm để đánh giá.
Ngoài các hộ dân bị dự án ảnh hưởng tới nhà đang sinh sống, vành đai 3 TP.HCM còn qua nhiều khu đất nông nghiệp sẽ tạo sức sống mới cho các vùng đất này.
Ngoài các hộ dân bị dự án ảnh hưởng tới nhà đang sinh sống, vành đai 3 TP.HCM còn qua nhiều khu đất nông nghiệp sẽ tạo sức sống mới cho các vùng đất này.
Mũi khoan được thực hiện cả trên sông Sài Gòn, đoạn dự kiến xây cầu thuộc vành đai 3 để nối Bình Dương - TP.HCM.
Mũi khoan được thực hiện cả trên sông Sài Gòn, đoạn dự kiến xây cầu thuộc vành đai 3 để nối Bình Dương - TP.HCM.

Trường hợp điều chỉnh tổng mức đầu tư, tỉnh Bình Dương cam kết bố trí nguồn vốn tăng thêm theo đúng quy định.

Để cân đối nguồn lực cho dự án vành đai 3 TP.HCM, tỉnh Bình Dương sẽ điều chỉnh vốn các dự án chưa thật sự cần thiết để ưu tiên cho dự án này.

Theo kế hoạch, tới cuối tháng 6/2023 các địa phương phải bàn giao ít nhất 70% mặt bằng để thực hiện dự án. Thời gian không còn nhiều nên các địa phương đang gấp rút thực hiện song song các đầu việc để thúc đẩy tiến độ, đảm bảo thực hiện dự án.


Sơ đồ dự án vành đai 3 TP.HCM qua địa bàn tỉnh Bình Dương, gồm: nút giao Tân Vạn, nút giao Bình Chuẩn, cầu Bình Gởi (băng sông Sài Gòn) và đoạn đường vành đai 3 từ Bình Chuẩn đến sông Sài Gòn. Riêng một phần của vành đai 3 TP.HCM từ Tân Vạn về Bình Chuẩn trùng với đường Mỹ Phước - Tân Vạn đã có đường hiện hữu, trong tương lai sẽ nâng cấp, mở rộng thêm.

8 dự án thành phần, 4 địa phương, hơn 75.000 tỉ đồng

Theo nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, dự án vành đai 3 TP.HCM qua địa bàn 4 địa phương gồm: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An.

Dự án dài khoảng 76,34km, được chia làm 8 dự án thành phần (trong đó mỗi địa phương gồm 1 dự án xây lắp và 1 dự án giải phóng mặt bằng). Tổng mức đầu tư dự án là 75.378 tỉ đồng, kết hợp vốn ngân sách trung ương và 4 tỉnh, thành.

Các dự án thành phần, chiều dài và mức đầu tư của dự án vành đai 3 TP.HCM qua từng địa phương (TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An), theo nghị quyết 105 ngày 15-8-2022 của Chính phủ.
Các dự án thành phần, chiều dài và mức đầu tư của dự án vành đai 3 TP.HCM qua từng địa phương (TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An), theo nghị quyết 105 ngày 15-8-2022 của Chính phủ.